43. Làm thế nào để bảo đảm rằng một thỏa thuận đạt được qua hệ thống điện tử sẽ có tính ràng buộc về mặt pháp lý.
Khi các bên thảo luận một hợp đồng thương mại qua hệ thống điện tử; hợp đồng đó sẽ được thiết lập bằng cách một bên đưa ra lời chào hàng và bên kia chấp nhận lời chào hàng. Việc trao đổi sự thỏa thuận đó sẽ tạo ra hiệu lực pháp lý của hợp đồng mà không cần hai bên thực hiện một hình thức nào khác, trừ trường hợp pháp luật đòi hỏi hợp đồng phải được viết theo một khuôn mẫu cụ thể (thí dụ trường hợp mua bán tài sản, nhà) hoặc trường hợp luật pháp quốc gia đòi hỏi hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản (thí dụ trường hợp mua bán doanh nghiệp, vận đơn đường biển).
Tuy nhiên, đối với những giao dịch hàng ngày, vấn đề pháp lý chủ yếu là vấn đề bằng chứng. Sự tồn tại của một hợp đồng có thể gây tranh cãi nếu bạn không có bằng chứng về sự hình thành hợp đồng. Do đó, một bức thư điện tử không có chữ ký sẽ là một vấn đề Cũng vì lẽ đó, một bức thư thể hiện lời chào hàng hoặc chấp nhận chào hàng sẽ có thể dẫn đến rủi ro bởi sự suy nghĩ đơn giản về một bằng chứng viết và không có một bằng chứng trên văn bản.
Ngày nay, trên thế giới đã có những thay đổi to lớn về tư duy pháp lý. Theo đó, người ta thừa nhận rằng những điều ghi trên đĩa điện tử cũng có chức năng tương đương như viết trên giấy. Hiệu lực pháp lý của những ghi chép điện tử đã được luật mẫu về thương mại điện tử của UNCITRAL'S công nhận tại điều 6, điều 7, điều 8. Đó là tài liệu chuẩn cho những nước muốn áp dụng những đạo luật hiện hành hoặc muốn xây dựng những đạo luật mới để thực hiện việc giao dịch qua hệ thống điện tử.
Trên thực tế, nếu bạn sử dụng một phương tiện điện tử (như e-mail) trong quá trình thiết lập hợp đồng thì điều khôn ngoan là hãy lường trước những vấn đề tiềm ẩn liên quan đến bằng chứng của một chữ ký điện tử, có thể tin cậy, được thừa nhận, trong những thông tin điện tử của bạn.
Điều đó sẽ giúp bạn nhận biết được người ký hợp đồng để sau đó người ấy không thể phủ nhận và nói rằng hợp đồng chưa được ký kết, nhằm bảo đảm sự toàn vẹn của hợp đồng. Nếu có nghi ngờ thì tốt hơn nữa là gửi thư xác nhận việc chấp nhận lời chào hàng qua đường bưu điện.
( Nguồn: Sưu tầm trên internet //intracen.org )
Khi trong hợp đồng không có điều khoản về việc một toà án hoặc tổ chức trọng tài cụ thể nào sẽ thụ lý tranh chấp thì toà án quốc gia sẽ quyết định liệu họ có quyền xét xử vụ việc theo luật quốc gia của họ không. Do đó, cần nhấn mạnh rằng, để bảo đảm an toàn và khả năng xử lý những tình huống có thể xảy ra, bạn và đối tác của bạn cần ghi rõ trong hợp đồng là toà án nào hoặc tổ chức trọng tài nào sẽ giải quyết vụ việc khi tranh chấp xảy ra.
Khi các bên thảo luận một hợp đồng thương mại qua hệ thống điện tử; hợp đồng đó sẽ được thiết lập bằng cách một bên đưa ra lời chào hàng và bên kia chấp nhận lời chào hàng. Việc trao đổi sự thỏa thuận đó sẽ tạo ra hiệu lực pháp lý của hợp đồng mà không cần hai bên thực hiện một hình thức nào khác, trừ trường hợp pháp luật đòi hỏi hợp đồng phải được viết theo một khuôn mẫu cụ thể (thí dụ trường hợp mua bán tài sản, nhà) hoặc trường hợp luật pháp quốc gia đòi hỏi hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản (thí dụ trường hợp mua bán doanh nghiệp, vận đơn đường biển).
Ở những nước theo hệ thống luật công như Ấn Độ (Niu Di lân, Negeria, Anh), khi người bán đưa ra một lời chào hàng, thì theo luật, họ không được huỷ bỏ lời chào hàng đó vào bất cứ lúc nào trước khi lời chào hàng đó được người mua chấp nhận.
Đa số các nước thừa nhận rằng việc ký kết một hợp đồng trên hệ thống điện tử rất có giá trị, đặc biệt là khi việc đó xảy ra trong hệ thống điện tử khép kín, như hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử.
Xét về mặt kỹ thuật, người ta không có khả năng bảo đảm rằng thông tin điện tử được thể hiện trên màn hình của một máy tính là phù hợp với thông tin được phát ra. Sự bảo đảm đó chỉ có thể đạt được ở mức độ nhất định bằng cách có được tài liệu hoặc bản gốc được một người thứ ba độc lập chứng nhận (thí dụ một công ty kiểm toán và phòng thương mại).