44. Nếu người mua chấp nhận lời chào hàng của tôi trên hệ thống điện tử, tôi có bị ràng buộc về mặt pháp lý như ai ký một hợp đồng không?
Ở những nước theo hệ thống luật công như Ấn Độ (Niu Di lân, Negeria, Anh), khi người bán đưa ra một lời chào hàng, thì theo luật, họ không được huỷ bỏ lời chào hàng đó vào bất cứ lúc nào trước khi lời chào hàng đó được người mua chấp nhận. Điều đó được áp dụng cho những chào hàng trên hệ thống điện tử và cả những chào hàng ngoài hệ thống điện tử.
Ở những nước có luật dân sự (Brazin, Pháp, Đức, Indonesia), khi người bán đưa ra lời chào hàng, họ có trách nhiệm duy trì lời chào hàng đó một cách công khai (có nghĩa là họ không thể huỷ bỏ lời chào hàng trong thời gian họ vẫn có đủ lượng hàng trong kho để đáp ứng bất kỳ đơn đặt hàng nào và trong thời gian có hiệu lực của lời chào hàng mà người bán đã thông báo). Nguyên tắc này áp dụng cho cả những lời chào hàng trên hệ thống điện tử và ngoài hệ thống điện tử.
Vì những lẽ nói trên, người mua hàng tiềm năng có thể muốn có bằng chứng cho đơn đặt hàng của mình.
Những biện pháp tốt nhất cho việc này là:
- Ký vào đơn hàng trên hệ thống điện tử hoặc,
- In một bản sao của thư chấp nhận đơn hàng hoặc,
- Lưu giữ những trao đổi qua hệ thống điện tử (tức là lưu giữ những trao đổi đó trong đĩa cứng hoặc trong kho dữ liệu).
Công ước Viên về mua bán quốc tế năm 1980 có một đoạn quan trọng tại điều 4 nói về giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giải thích thuật ngữ “chào hàng” và đề nghị chào hàng đã viết rằng một lời chào hàng phải được gửi đến cho những người có liên quan và
1/ Đưa ra một lời chào hàng nếu lời chào hàng đó khẳng định một cách đầy đủ và nêu rõ ý định của người chào hàng là họ chịu trách nhiệm về lời chào hàng đó trong trường hợp lời chào hàng được chấp nhận.
2/ Một lời đề nghị nếu không phải là do một người nào đó gửi cho một người hoặc một số người cụ thể thì chỉ được xem là lời chào hàng không chỉ định, trừ trường hợp người đề nghị chỉ định rõ người được chào hàng.
Trên cơ sở điều 14, một vấn đề cơ bản đẻ ra và một lời chào hàng liệu có được coi là có tính ràng buộc hay không khi người bán đưa ra một lời chào hàng chung chung (có nghĩa là không gửi cho một người hoặc một nhóm người cụ thể) trên thư điện tử của mình và một người nước ngoài chấp nhận lời chào hàng đó. Về vấn đề này, trung tâm trợ giúp thủ tục và thực hành hành chính, thương mại và vận tải của Liên hiệp quốc (UN/CEFACT), tại điều 3, 2.1 của Hợp đồng thương mại điện tử (xem phụ lục số 5) được thông qua vào tháng 3 năm 2000 đã đưa ra câu trả lời có thể đưa vào hợp đồng như sau:
Một bức thư sẽ được coi là một lời chào hàng nếu nó bao hàm lời đề nghị ký kết một hợp đồng và được gửi đến một người hoặc một số người cụ thể, đồng thời khẳng định một cách đầy đủ và thể hiện ý định của người gửi thư sẵn sàng gánh vác trách nhiệm của lời chào hàng đó khi nó được chấp nhận. Một bức thư điện tử phát ra một cách rộng rãi cho nhiều người không được coi là lời chào hàng, trừ trường hợp trong thư đó có những chú thích khác
( Nguồn: Sưu tầm trên internet //intracen.org )
Khi trong hợp đồng không có điều khoản về việc một toà án hoặc tổ chức trọng tài cụ thể nào sẽ thụ lý tranh chấp thì toà án quốc gia sẽ quyết định liệu họ có quyền xét xử vụ việc theo luật quốc gia của họ không. Do đó, cần nhấn mạnh rằng, để bảo đảm an toàn và khả năng xử lý những tình huống có thể xảy ra, bạn và đối tác của bạn cần ghi rõ trong hợp đồng là toà án nào hoặc tổ chức trọng tài nào sẽ giải quyết vụ việc khi tranh chấp xảy ra.
Khi các bên thảo luận một hợp đồng thương mại qua hệ thống điện tử; hợp đồng đó sẽ được thiết lập bằng cách một bên đưa ra lời chào hàng và bên kia chấp nhận lời chào hàng. Việc trao đổi sự thỏa thuận đó sẽ tạo ra hiệu lực pháp lý của hợp đồng mà không cần hai bên thực hiện một hình thức nào khác, trừ trường hợp pháp luật đòi hỏi hợp đồng phải được viết theo một khuôn mẫu cụ thể (thí dụ trường hợp mua bán tài sản, nhà) hoặc trường hợp luật pháp quốc gia đòi hỏi hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản (thí dụ trường hợp mua bán doanh nghiệp, vận đơn đường biển).
Ở những nước theo hệ thống luật công như Ấn Độ (Niu Di lân, Negeria, Anh), khi người bán đưa ra một lời chào hàng, thì theo luật, họ không được huỷ bỏ lời chào hàng đó vào bất cứ lúc nào trước khi lời chào hàng đó được người mua chấp nhận.
Đa số các nước thừa nhận rằng việc ký kết một hợp đồng trên hệ thống điện tử rất có giá trị, đặc biệt là khi việc đó xảy ra trong hệ thống điện tử khép kín, như hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử.
Xét về mặt kỹ thuật, người ta không có khả năng bảo đảm rằng thông tin điện tử được thể hiện trên màn hình của một máy tính là phù hợp với thông tin được phát ra. Sự bảo đảm đó chỉ có thể đạt được ở mức độ nhất định bằng cách có được tài liệu hoặc bản gốc được một người thứ ba độc lập chứng nhận (thí dụ một công ty kiểm toán và phòng thương mại).