Bí quyết Thương mại điện tử: 61. Tôi phải tính giá hàng được bán bằng phương thức thương mại điện tử như thế nào?

61.    Tôi phải tính giá hàng được bán bằng phương thức thương mại điện tử như thế nào?

Chi phí về thương mại điện tử phải được cộng thêm vào giá bán hàng hoặc dịch vụ. Một bộ phận lớn của chi phí này phải được tính toán kể từ khi bắt đầu công việc mua bán và chỉ bao gồm những chi phí phát sinh trong thời gian giao dịch về vụ mua bán ấy. Trước khi thoả thuận mua bán qua hệ thống điện tử, bạn phải hiểu rằng chi phí đó gồm những gì và bao nhiêu? Sau đây là một số tiêu chuẩn về chi phí đó:

Chi phí đầu tư và vận hành. Chi phí này bao gồm tiền đầu tư như tiền mua máy vi tính, tạo lập website, phần mềm và chi phí kế tiếp như tiền thuê đường dây, tiền bảo dưỡng mạng, chi phí ISP, chi phí kết nới hoặc chi phí đường dây.

Số tiền đầu tư cần dược tính toán thích hợp để có thể thu hồi vốn trong 2-3 năm.

Nếu bạn muốn kết nối website của bạn, trong đó có chứa một máy tính cá nhân (PC) có thể làm việc 24 giờ mỗi ngày, 365 ngày mỗi năm thì bạn cần so sánh chi phí của một đường dây điện thoại thường xuyên thông suốt với chi phí để có được dịch vụ cho thuê website.

Các khoản chi phí

Số tiền (US$)

Máy tính cá nhân

1000

Modem

50-100

Chi phí cung cấp dịch vụ Internet (ISP)

100/năm

Tiền điện thoại

4-8 giờ/ ngày theo giá địa phương

Website

1000-20000


Chi phí giao địch bằng thẻ tín dụng:

Nếu công ty bạn dự định tiến hành giao dịch bằng thẻ tín dụng, bạn cần thu xếp việc đó với một hoặc nhiều công ty thực hiện dịch vụ thẻ tín dụng. Những công ty này thường thu của các thương gia một khoản chi phí bằng 3% và 4% giá trị của mỗi giao dịch bằng thẻ tín dụng, do vậy bạn phải điều chỉnh giá bán sản phẩm một cách tương ứng.

Chi phí ngân hàng:

Nếu bạn thực hiện một phần hoặc toàn bộ công việc kinh doanh của bạn qua ngân hàng, thì một diều quan trọng bạn cần biết là bạn phải trả tiền cho ngân hàng như thế nào và vào lúc nào? đồng thời phải tính khoản chi phí đó vào giá hàng hoặc dịch vụ của bạn.

Bảo hiểm:

Nếu hàng hoá của bạn có thể bị trả lại để đổi hàng khác hoặc người mua đòi lại tiền thì bạn phải tính cả chi phí về việc đó vào giá hàng, kể cả tiền bảo hiểm. Bạn cũng cần báo cho khách hàng biết trong hoàn cảnh nào thì khách hàng có thể trả lại hàng, việc trả lại hàng có thể được thực hiện trong thời hạn nào? cách trả tiền lại sẽ tiến hành ra sao? Và ai chịu chi phí chuyên chở, bốc dỡ hàng....

Việc nộp thuế hải quan tại điểm xuất phát, nếu có.

Vì thuế hải quan tại nơi đến thường do người mua nộp nên việc nộp thuế hải quan tại nơi xuất phát rất ít khi xảy ra. Nhưng nếu hàng hoá mà bạn bán không sản xuất tại nước mà bạn gửi hàng, và bạn đã nộp thuế cho hàng đó thì bạn phải nói rõ điều ấy. Điều đó sẽ tuỳ thuộc vào nơi hàng đến và chủng loại hàng hoá. Phòng thương mại hoặc cơ quan hải quan địa phương có thể cung cấp cho bạn những thông tin về việc có phải nộp thuế hay được hoàn thuế hay không. Hàng hoá được giao trọng phạm vi một nước hoặc trong một khu vực mậu dịch thì không phải nộp thuế hải quan, nếu các nước trong khu vực mậu dịch đó đã thoả thuận như vậy.

Thuế:


Theo cách nghĩ hiện nay thì thuế phải nộp tại nơi bán hàng (điều đó là thiếu rõ ràng đối với sản phẩm phần mềm, sách... là những thứ có thể cung cấp qua Internet). Nhưng cho đến nay, chưa có hệ thống pháp luật nào được áp dụng trong quan hệ quốc tế về việc này. Vì vậy, tổ chức thương mại thế giới (WTO) đang làm việc với một số chính phủ và tổ chức thương mại để thiết lập trật tự trong vấn đề này. Các thành viên của WTO muốn có một cơ chế càng thông thoáng càng tốt để tránh việc xử phạt các nước, phù hợp với lợi ích tất cả mọi người do việc áp dụng thương mại điện tử. Đối với hàng hoá được giao trong phạm vi một nước hoặc một khu vực mậu dịch, có thể là đánh thuế VAT. Luật lệ áp dụng cho trường hợp này cũng giống như trường hợp mua bán không qua Internet.

Đóng gói hàng hoá:

Nếu cần đóng gói đặc biệt để bảo vệ hàng hoá trong quá trình vận chuyển thì chi phí đóng gói đó phải được tính vào giá hàng.

Vận chuyển hàng hoá đến điểm giao hàng, nếu cần:

Chi phí được tính theo cự ly vận chuyển, kích thước và trọng lượng hàng hoá. Nếu hàng hoá được vận chuyển từ kho đến địa điểm phân phối thì chi phí phải phù hợp với tình hình ở địa phương. Chi phí đó phải được tính vào giá bán.

Chi phí vận chuyển thông thường.


Nếu những chi phí này do một tổ chức vận tải quốc tế hoặc tổ chức giao hàng nhanh thu từ người mua tại địa điểm giao hàng, bạn cần thông báo cho người mua biết rằng chi phí vận chuyển chưa tính vào giá bán. Bạn cũng phải nắm chắc rằng người vận chuyển đồng ý thu tiền vận chuyển tại địa điểm giao hàng. Nếu bạn quyết định đưa giá vận chuyển vào giá hàng thì phải tính giá vận chuyển sao cho thích hợp với mỗi khách hàng và nơi hàng đến. Nhiều công ty vận tải có website mà qua đó bạn có thể tìm được người vận chuyển gần nhất ở địa phương mình và thông tin về giá cả. Một số trong những công ty đó thường cung cấp dịch vụ hoàn chỉnh về mặt này. Sau đây là danh sách một số công ty vận tải và địa chỉ Internet của họ.

United Parcel Service(UPS): http://www.ups.com.

Federal Express (Fedex): http://www.fedex.com./

TNT: http://www.tnt.com./

DHL: http://www.dhl.com./

Những công ty này cũng cung cấp thông tin về giá cả và điều đó sẽ có ích cho những người mua hàng muốn sử dụng dịch vụ này.
 

( Nguồn: Sưu tầm trên internet //intracen.org )

Bí quyết Thương mại điện tử: 57. Một bản tuyên bố về việc tôn trọng bí mật trên mạng được hình thành như thế nào?

Mọi người cần biết rằng tất cả các xí nghiệp vừa và nhỏ, các cơ quan của chính phủ và các tổ chức nhà nước đều phải có tuyên bố về việc tôn trọng bí mật trên mạng. Khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy tuyên bố đó (tức là tuyên bố đó phải được thể hiện trên trang web đầu tiên). Sau đây là ví dụ về tuyên bố tôn trọng bí mật trên mạng do công ty máy tính Compaq đưa ra.

Bí quyết Thương mại điện tử: 58. Làm thế nào để xây dựng một hệ thống trả tiền an toàn bằng thẻ tín dụng trên mạng

Khi thiết kế một website để thực hiện những giao dịch trả tiền, bạn hãy làm thế nào để nắm chắc rằng website đó là an toàn. Điều này sẽ liên quan đến việc sử dụng trình tự trả tiền bằng thẻ của giao dịch điện tử an toàn. Phương thức này tiến bộ hơn phương thức sử dụng thẻ Visa và MasterCard. Nó tạo sự tin cậy trong việc trả tiền và việc đặt hàng, bảo đảm sự toàn vẹn của dữ liệu được truyền đi.

Bí quyết Thương mại điện tử: 59. Làm thế nào để tạo lập những cơ cấu bảo vệ sự hoàn chỉnh của hệ thống, chống lại virút và sự thâm nhập của người khác

Internet là một hệ thống thường xuyên thay đổi. Những nhược điểm của nó có thể xuất hiện và những dịch vụ, những giải pháp mới khả dĩ khắc phục được những khó khăn có thể nẩy sinh sẽ ra đời. Mặc dầu hệ thống an toàn đã có những tiến bộ, nhưng những người sử dụng mạng vào mục đích lừa đảo, kể cả những kẻ quấy rối, vẫn thường xâm nhập và gây nhiễu hoạt động của mạng.

Bí quyết Thương mại điện tử: 60. Bao giờ thì một nước sẵn sàng để thực hiện thương mại điện tử?

Có ba nhóm nước được sắp xếp theo những điều kiện mà họ có thể đáp ứng việc sử dụng thương mại điện tử. Nếu một nước chưa thuộc vào một trong những nhóm đó thì có thể là nước đó chưa sẵn sàng để sử dụng thương mại điện tử, trong xuất khẩu cũng như nhập khẩu, với tư cách là một ngành thương mại thực sự.

Bí quyết Thương mại điện tử: 61. Tôi phải tính giá hàng được bán bằng phương thức thương mại điện tử như thế nào?

Chi phí về thương mại điện tử phải được cộng thêm vào giá bán hàng hoặc dịch vụ. Một bộ phận lớn của chi phí này phải được tính toán kể từ khi bắt đầu công việc mua bán và chỉ bao gồm những chi phí phát sinh trong thời gian giao dịch về vụ mua bán ấy.